Van đồng hồ nước là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp. Tuy nhỏ gọn, nhưng vai trò của nó vô cùng quan trọng, góp phần kiểm soát dòng chảy, bảo vệ đồng hồ nước, cũng như tối ưu hóa việc vận hành và bảo trì hệ thống đường ống. Trong bài viết này bạn sẽ hiểu rõ và chi tiết hơn về tác dụng của van đồng hồ nước, các loại van phổ biến và hướng dẫn cách lắp đặt đúng kỹ thuật. Những kiến thức này đặc biệt hữu ích với chủ hộ gia đình, chủ nhà trọ, nhà thầu xây dựng và kỹ thuật viên cấp thoát nước.
Trong mỗi hệ thống nước dân dụng hay công nghiệp, van đồng hồ nước đóng vai trò điều tiết và bảo vệ toàn bộ quá trình đo lường. Tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế, thiết bị này góp phần nâng cao tuổi thọ đồng hồ đo lưu lượng, đồng thời hỗ trợ bảo trì và xử lý sự cố một cách hiệu quả.
Chức năng chính của van đồng hồ nước là đóng hoặc mở dòng nước. Trong các trường hợp bảo trì, thay thế hoặc xử lý rò rỉ, van giúp ngắt nước cục bộ tại vị trí đồng hồ nước, không ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Điều này cực kỳ quan trọng trong nhà trọ hoặc chung cư – nơi mỗi căn hộ đều có đồng hồ nước riêng. Việc có van đóng/mở giúp kỹ thuật viên thao tác thuận tiện, không làm gián đoạn lưu lượng nước cho cả tòa nhà.
Áp lực nước quá mạnh, đặc biệt khi mở lại nguồn sau khi bảo trì, có thể khiến đồng hồ nước bị vỡ, lệch số hoặc giảm độ bền. Van đóng mở giúp kiểm soát dòng chảy từ từ, tránh sốc áp gây hư hại thiết bị đo.
Khi cần kiểm tra lại độ chính xác của đồng hồ đo lưu lượng, việc có van ở đầu vào và đầu ra sẽ giúp cô lập thiết bị, dễ dàng thay thế hoặc kiểm định. Đây là yêu cầu bắt buộc trong các hệ thống nước sạch của doanh nghiệp và đơn vị cung cấp nước.
Van giúp kiểm soát điểm rò rỉ, ngắt nhanh nguồn cấp để hạn chế thất thoát nước. Đặc biệt với đồng hồ nước đặt ngoài trời, nguy cơ hư hỏng do tác động bên ngoài là rất lớn nếu không có van bảo vệ.
Van nước được sử dụng nhiều cho đồng hồ nước
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại van đồng hồ nước, mỗi loại có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng riêng biệt. Việc lựa chọn đúng loại van phù hợp với mục đích sử dụng sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ cho đồng hồ đo lưu lượng và giảm chi phí vận hành. Kèm theo đó, người tiêu dùng cũng cần tham khảo bảng giá đồng hồ đo nước sạch dùng cho gia đình, nhà trọ, doanh nghiệp để có sự so sánh và đưa ra lựa chọn tối ưu cả về kỹ thuật lẫn chi phí đầu tư ban đầu.
Đây là loại van phổ biến nhất, hoạt động đơn giản nhờ tay gạt đóng/mở 90 độ. Ưu điểm của loại van này là đóng mở nhanh chóng, ít bị kẹt, bám cặn, giá thành rẻ
Van bi thường được sử dụng cho hệ thống nước dân dụng, nhà trọ và các hệ thống sử dụng đồng hồ nước DN15 – DN25.
Van cổng hoạt động bằng cách vặn tay quay để nâng/hạ cửa van. Ưu điểm dễ kiểm soát lưu lượng nước, bên, ít rò rỉ.
Tuy nhiên, van này đóng/mở khá chậm, phù hợp cho các hệ thống có lưu lượng lớn, thường kết hợp với đồng hồ đo lưu lượng DN40 trở lên trong doanh nghiệp hoặc tòa nhà.
Van bướm dùng cho hệ thống đường ống lớn, thường dùng trong các nhà máy nước hoặc trạm cấp nước. Thiết kế cánh van xoay giữa thân ống cho phép điều chỉnh dòng nước linh hoạt. Thường lắp kèm các loại đồng hồ nước công nghiệp cỡ lớn.
Van một chiều không cho nước chảy ngược lại, bảo vệ đồng hồ nước tránh bị đếm sai số hoặc hư hỏng do nước chảy ngược. Đây là loại van thường được lắp sau đồng hồ đo lưu lượng để đảm bảo an toàn và độ chính xác.
Dù không phải là van đóng/mở, nhưng van y lọc thường đi kèm đồng hồ nước để lọc cặn bẩn. Điều này giúp tránh làm kẹt hoặc hư hỏng bánh răng bên trong đồng hồ, tăng tuổi thọ thiết bị.
Lưu ý: Khi lựa chọn van, bạn cần căn cứ vào kích thước đồng hồ, lưu lượng nước, vị trí lắp đặt (trong nhà hay ngoài trời), áp lực hệ thống, và mức đầu tư để lựa chọn loại phù hợp nhất.
Hệ thống van nước phổ biến
Việc lắp đặt van đồng hồ nước không chỉ đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả mà còn giúp giảm rủi ro rò rỉ, lệch số hoặc hư hỏng trong quá trình sử dụng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn lắp đặt đúng cách và an toàn.
Cách bố trí này giúp thuận tiện trong việc kiểm tra, thay thế và bảo trì thiết bị.
Mỗi loại van đều có ký hiệu chỉ hướng dòng chảy. Khi lắp đặt cần tuân thủ đúng để van hoạt động chính xác, không bị hư hỏng hoặc kẹt van.
Sau khi lắp van và đồng hồ nước, cần mở thử nước để kiểm tra độ kín. Nếu thấy rò rỉ, phải siết lại ren hoặc thay ron cao su phù hợp.
Trong quá trình sử dụng, cặn bẩn sẽ tích tụ tại van y lọc. Do đó, bạn cần tháo ra định kỳ (3–6 tháng/lần) để vệ sinh và đảm bảo nước lưu thông tốt, tránh làm sai số đồng hồ.
Kiểm tra và thay thế van nước định kì
Nếu bạn đang tìm kiếm nơi bán van đồng hồ nước, hoặc cần tư vấn kỹ thuật lắp đặt, hãy truy cập ngay donghonuoc.org. Trang web chuyên cung cấp:
Dù chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng van đồng hồ nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hệ thống đo lưu lượng nước. Từ việc đóng/ngắt, bảo vệ thiết bị, đến hỗ trợ kiểm tra, bảo trì – tất cả đều nhờ vào van.
Việc hiểu đúng về các loại van, lựa chọn phù hợp với đồng hồ nước, và lắp đặt đúng kỹ thuật không chỉ giúp hệ thống hoạt động ổn định mà còn tiết kiệm chi phí dài hạn cho người dùng.
Xem thêm: